Kinh nghiệm lựa chọn nguồn máy tính phù hợp nhu cầu sử dụng.
Nguồn máy tính – PSU được ví như trái tim của cả hệ thống là nơi cung cấp điện cho tất cả các bộ phận bên trong máy tính đáp ứng năng lượng cho tất cả các thiết bị phần cứng của máy tính hoạt động. Vì thế PSU là bộ phận rất quan trọng nhưng lại được ít người để ý đến. Vậy hôm nay Đại Nghĩa sẽ chia sẻ với các bạn một chút về kinh nghiệm lựa chọn nguồn máy tính phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn nhé.
Công suất tiêu thụ
Công suất tiêu thụ là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi bạn bắt đầu tìm kiếm một sản phẩm phù hợp. Khi chọn mua nguồn điều quan trọng nhất là để ý công suất có đủ đáp ứng dản máy không. Card đồ họa là linh kiện tốn điện nhất và là điều mà bạn cần phải để ý đến khi chọn mua nguồn máy tính. Để dễ dàng ước lượng công suất nguồn cần thiết cho dàn máy của mình, Đại Nghĩa có bảng tổng hợp để tham khảo sau:
Đứng sau card đồ họa thì CPU cũng là một linh kiện cần nhiều điện năng và cần phải để ý tới khi bạn chọn mua PC. Tuy nhiên khi bạn có ý định ép xung hoặc build cấu hình cao chơi game thì mới phải tính thêm công suốt cho nguồn. Các trường hợp khác thì công suất của CPU đã được tính vào bảng tổng hợp trên rồi. Còn lại các linh kiện khác tiêu thụ điện gần như không đáng kể, bạn có thể tham khảo bảng sau:
- CPU: 55 đến 150W
- Card đồ hoạ: 25 đến 350W
- Ổ đĩa: 15 đến 27W (Nhưng mà giờ ai còn dùng ổ đĩa nữa ?)
- HDD: 0.7 đến 9W
- RAM: 2 đến 5.5W
- Case fans: 0.6 đến 6W
- SSD: 0.6 đến 3W
Kết luận: các bạn nên chọn bộ nguồn có công suất dư ra một chút thì sẽ tốt nhất cho bộ máy của mình. Ví dụ bạn có bộ nguồn 800W nhưng các linh kiện chỉ cần 500W thì nguồn sẽ chỉ chạy ở công suất 62,5% mà thôi, Việc thừa công suất cũng khá tốt vì bộ nguồn hoạt động hiệu quả nhất ở mức tải 50%.
Với trường hợp công suất PSU thiếu 1 chút thì sao? Ví dụ linh kiện cần 500W nhưng bạn chỉ chọn nguồn 450W? câu trả lời là không bao giờ chọn nguồn có công suất thấp hơn công suất mà các linh kiện cần dù chỉ vài W nếu bạn không muốn bộ PC của mình nhanh chóng bị phá hủy.
Hiệu suất nguồn – Chuẩn 80 Plus
Khi bạn chọn mua nguồn máy tính hẳn các bạn sẽ thấy có sản phẩm ghi là “80 Plus Standard” hoặc “80 Plus While” đôi khi chỉ có mỗi “80 Plus” và vài sản phẩm có “80 Plus Gold”, “80 Plus Bronze”,… Vậy ý nghĩa của những cụm từ này là gì? Chunhs chính là hiệu suất của nguồn máy tính, ví dụ PSU có công suất thực là 500W với chuẩn “80 Plus Standard” sẽ rút thực tế từ ổ điện của bạn 625W, lãng phí 125W vì tỏa nhiệt. Nói chung là nguồn có tiêu chuẩn 80 Plus càng cao thì sẽ càng tiết kiệm điện năng. Nhưng bù lại giá thành của những loại đó cũng cao hơn.
Kích thước nguồn
Là yếu tố quan trọng không kém, bạn cần chọn nguồn có kích thước phù hợp với chiếc vỏ máy tính mình định mua để tránh trường hợp thiếu hụt diện tích.
Dạng dây kết nối
Do sự đa dạng về kết nối của từng hệ thống cũng như đáp ứng tính thẩm mỹ ngày càng tăng cao của người sử dụng mà dây kết nối của nguồn cũng được chia thành 3 dạng chính:
- Non-modular: đây là loại dây thường gặp nhất, giá rẻ nhất, các đường dây cấp nguồn sẽ được hàn dính liền vào bo mạch trong bộ nguồn
- Full-modular: thiết kế các lỗ cắm vào bộ nguồn và dây cắm được tách rời riêng việt. Khi cần dùng tới thì mới cắm, loại này mang tính thẩm mỹ cao, gọn ghẽ dây trong máy nhất.
- Semi-modular: kết hợp 2 loại trên với những dây quan trọng như dây nguồn main, dây CPU, VGA sẽ được hàn, còn lại sẽ là dạng cáp rời.
Tuy nhiên thì dòng Full-modular và Semi-modular sẽ đắt hơn dòng Non-modular nhưng nếu bạn dùng case vỏ thép hoặc để dưới gầm bàn thì điều này cũng không quan trọng lắm.
Hãng sản xuất
Hãng sản xuất là một tiêu chí lựa chọn cũng rất đặc biệt quan trọng. Các bạn nên chọn mua nguồn từ các nhà sản xuất có tiếng từ lâu như: Gigabyte, Asus, Cosair, Cooler Master, …. Các bạn có thể lên tham khảo từ những review trên mạng hoặc hỏi kinh nghiệm người đã mua trước hoặc cách nhanh nhất là liên hệ với Đại Nghĩa để được tư vấn nhanh chóng tiết kiệm thời gian nhất.
Tổng kết
Tóm lại, khi chọn nguồn máy tính các bạn nên chọn các sản phẩm từ hãng danh tiếng, chú ý đáp ứng đủ công suất yêu cầu của các linh kiện, đặc biệt là VGA và CPU. Các bạn nên chọn các nguồn có chuẩn 80 Plus nếu muốn tiết kiệm điện và luôn luôn nhớ rằng cần phải chọn thừa công suất ra chứ không bao giờ được chọn thiếu dù chỉ 1W.